Kỹ năng tiếp cận

Hướng dẫn sử dụng xe lăn điện

Posted on


1.  Xe lăn điện là gì?

Xe lăn điện là một sản phẩm dễ sử dụng. Người sử dụng có thể điều khiển xe lăn chạy về phía trước phía sau, hoặc xoay bằng bảng điều khiển. Khi không đủ nguồn điện, xe lăn có thể được sử dụng như là một xe lăn vận chuyển thông thường, khung ghế có thể xếp lại và xách dễ dàng.

Xe lăn điện

Xe lăn điện
Hướng dẫn sử dụng xe lăn điện
Xe lăn điện

2. Lắp đặt khung ghế

  1. Nhấn hai cạnh của vải bọc để mở xe lăn. Kéo phần giữa của vải bọc để cuộn lại.
  2. Lắp đặt đế gác chân. Có thể tháo rời ra. Đế gác bàn chân có thể điều chỉnh được và có thể xoay.
  3. Lắp anti-tip và gắn đinh chặn vào.

 

Có nhiều loại xe lăn điện trên thị trường với nhiều tính năng
Có nhiều loại xe lăn điện trên thị trường với nhiều tính năng

 

Lưu ý:

  1. 6 đèn chỉ ra mức độ nguồn. Xe lăn có thể bắt đầu được xạc khi đèn vàng thứ 3 phía trái của hộp điều khiển bật lên. Nguồn điện sẽ hết khi đèn vàng thứ hai phía trái sáng lên, vui lòng xạc bình ngay lập tức nếu không bình điện có thể bị hư và không xạc được nữa.
  2. Để bình điện sử dụng được lâu hơn, vui lòng xạc bình thường xuyên để bình bảo đảm điện. Nếu không sử dụng xe lăn. Vui lòng lấy bình điện ra sau khi đã xạc đầy. Nếu xe lăn không được sử dụng trong một thời gian dài, xạc bình điện 3 tháng 1 lần.
  3. Xe lăn điện có thể di chuyển trong một phòng rộng, đường đi xung quanh. Không đi gần xe máy, ổ gà và nước.
  4. Đừng di chuyển dốc dài trong trương hợp mạch điện của động cơ có thể bị quá tải và nguồn điện quá nhanh hoặc có tai nạn xảy ra nếu người sử dụng không thể thắng xe giữa đường dốc.
  5. Các bánh xe phụ kiện được sử dụng trong trường hợp xe lăn có thể bị lật khi đường quá dốc. Không tháo các bánh xe này ra.
  6. Khi cần thiết dừng xe lăn lại khi đang chạy, chuyển cần điều khiển về vị trí ban đầu và xe sẽ thắng lại tự động. Khi ngưng xe lăn trên đường dốc, xe lăn có thể được thắng lại và giữ nguyên vị trí trên đường dốc.
  7. Vui lòng kiểm tra bánh xe trước và bánh xe sau có đủ hơi hay không, nếu không đủ hơi vui lòng bơm hơi đầy kịp thời. Áp suất bánh xe nên ở mức 3kgf/cm2 – 4kgf/cm2.
  8. Vui lòng kiểm tra xem các đầu nối có được nối chặt, nếu các đai ốc bị lỏng, vui lòng siết chặt lại kịp thời.
  9. Nếu cần xếp ghế lại, lấy đầu nối điện và hộp chứa bình điện ra và kéo bao ghế lên để xếp ghế lại.

10. Nếu cần tháo bảng điều khiển ra, tháo đầu nối của bảng điều khiển nối với động cơ và bình điện, tháo nút điều chỉnh và lấy bảng điều khiển ra khỏi kệ đựng.

11. Bệnh nhân có trọng lương nặng trên 130 kg và có bệnh tâm thần không nên sử dụng xe lăn này.

Bảo trì: Lau chùi tất cả các phần của xe lăn một cách thường xuyên.

 

Kỹ năng đẩy xe lăn

Posted on


Xe lăn cũng như bao phương tiện xe cơ giới khác cần có thời gian làm quen và có kỹ thuật sử dụng. Đối với người khuyết tật sử dụng đã khó, người không khuyết tật lại càng khó hơn.

Khi thấy một người đang loay hoay ngồi trên xe lăn bạn sẽ làm gì? Làm lơ vì không phải chuyện của mình hay chạy lại đẩy chiếc xe lăn đi với tốc độ tối đa?

Bạn hãy bắt đầu sự giúp đỡ của mình bằng một lời ngỏ: “Em có thể giúp anh/chị được không?”, nếu nhận được sự đồng ý bạn hãy đẩy xe từ từ và nhẹ nhàng tùy theo địa hình, đừng vội vàng đi quá nhanh khiến người khuyết tật hoảng sợ, bất an.

Cấu tạo cơ bản của chiếc xe lăn
Cấu tạo cơ bản của chiếc xe lăn

Đối với địa hình bằng phẳng:

Bốn bánh xe của xe lăn có khả năng xoay 360 độ nên nếu không biết điều khiển thì chiếc xe sẽ quay vòng tròn. Trên địa hình bằng phẳng chúng ta đẩy nhẹ, từ từ và luôn điều khiển nhẹ sao cho hai bánh nhỏ phía trước đi thẳng theo ý mình.

Đối với địa hình lên dốc: Đẩy xe sao cho 2 bánh xe trước chạm dốc(tốt nhất là 2 bánh xe ở vị trí vuông góc với dốc) sau đó nhẹ nhàng đẩy xe như trên địa hình bằng phẳng. Có những dốc cao đột ngột với sức đẩy của tay không đủ, chúng ta sử dụng chân đạp lên thanh chống nghiêng, chỉ cần một lực nhỏ bánh trước của xe sẽ nhấc lên và dùng tay vị đẩy xe lên dốc sau đó dùng sức tay nâng đẩy hai bánh xe sau lên.

Đối với địa hình xuống dốc: khác với các phương tiện giao thông khác, khác với lúc đi lên, xuống dốc xe lăn không đi xuôi theo hướng người ngồi mà di chuyển ngược, đi lùi lại phía sau và xuống dốc từ từ. Kỹ năng này nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người ngồi trên xe. Người khuyết tật chi dưới không được khỏe nên nếu chúng ta đẩy xe tiến về phía trước với sự thay đổi độ cao đột ngột toàn bộ trọng lực phần thân trên dồn xuống chi dưới, người khuyết tật dễ bị mất thăng bằng té về phía trước.

Và một bước quan trọng nữa là bạn hãy nhớ gạt khóa an toàn để đảm bảo an toàn cho NKT trước khi chia tay.

Kỹ năng đẩy xe lăn
Kỹ năng đẩy xe lăn

Hãy giúp đỡ người khuyết tật không chỉ bằng cả tấm lòng mà còn còn là toàn bộ hiểu biết kỹ thuật bạn có để người khuyết tật có thể an toàn, an tâm, tươi cười với “vì một thành phố không rào cản”.

Nguồn:Tiin.vn

Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật

Posted on


Người khuyết tật (NKT) thật ra không có yêu cầu gì đặc biệt trong giao tiếp. Nhưng có những “biến tấu” của không ít người trong lúc giao tiếp với NKT có thể vô tình gây phản tác dụng.

Bản Đồ Tiếp Cận có vài chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn biết tại sao và chọn cách xử sự đúng mực hơn:

1. Tập nói: Cho phép mình giúp bạn nhé!
Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói ấy. Có thể người ấy nói không vì khách sáo, nhưng bạn vẫn phải tôn trọng ý kiến. Nếu người đó thích tự làm thì việc bạn cố giúp cũng có nghĩa là cố làm nghịch ý của họ. Thế thì mong muốn giúp đỡ của bạn chỉ đơn giản là làm thỏa mãn sở thích của bạn.

Giao tiếp với người khuyết tật
Giao tiếp với người khuyết tật

2. Đặt câu hỏi: Mình phải làm gì/làm thế nào đây?
Bạn nên nghe người khuyết tật giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Muốn đưa một người khiếm thị băng qua đường, hãy để người đó nắm tay bạn thay vì bạn nắm gậy của người đó hoặc kéo tay người đó đi. Nếu muốn nâng một người đi nạn bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của người ấy. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy. Có nhiều trường hợp người hỗ trợ vì quá nhiệt tình hỗ trợ mà không hiểu các nguyên tắc sử dụng nạn, xe lăn, gậy dò đường đã vô tình làm người khuyết tật bị ngã, bị va đầu vào thành xe…

3. Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì
Bạn nên gọi tên người khiếm thị hoặc nắm nhẹ tay, vỗ vai thân ái… khi cần nói với người ấy. Vì nếu không có động tác này có thể người đó sẽ không hiểu bạn đang nói với ai. Nếu tiếp xúc với người khiếm thính cần tránh việc vỗ vai họ từ phía sau. Bạn cần tiến đến trước mặt người đó rồi mới chào.

Hãy chạm nhẹ vào người khiếm thị khi muốn bắt chuyện với họ
Hãy chạm nhẹ vào người khiếm thị khi muốn bắt chuyện với người đó(ảnh minh hoạ)

4. Tự giới thiệu chính mình khi giao tiếp với người khiếm thị
Khi gặp một người quen khiếm thị, nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Anh có nhớ ai không?”. Một số người khiếm thị than phiền rằng bạn bè thân thích đôi khi lại không chào mà chỉ vỗ vai rồi bỏ đi mặc cho người ấy muốn đoán ai thì đoán! Điều ấy có khi làm người khiếm thị có cảm giác đang bị trêu chọc bị xem là trò đùa cho mọi người.

Tốt nhất bạn nên chào hỏi người quen khiếm thị của mình bằng lời chào trân trọng, thân mật và tự giới thiệu chính mình. Đừng buộc người ấy tham gia trò chơi đố vui không thưởng của bạn.

5. Thong thả bước đi bên người bị tật chân
Một số người đi nạng, đi xe lăn rất ngại đi chung với bạn bè chân khỏe vì người đó thường bị thúc hối: đi nhanh lên kẻo trễ giờ. Người tật chân rất muốn có những bước chân vững chắc như mọi người nhưng họ không thể làm được. Một số chàng trai tật chân còn bị bạn bè nghịch bằng cách đánh phá rồi chạy ra xa để các anh này đuổi theo. Dường như trò đùa tàn nhẫn này chỉ kết thúc khi kẻ bị trêu chọc phát khóc.

giao-tiep-voi-nkt-3

6. Giới thiệu các món ăn trên bàn
Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn cần giới thiệu tên từng món và lần lượt gắp các món ấy cho vào chén người hỏng mắt. Biết đâu trong số ấy có những món mà người đó chỉ nghe tên mà chưa từng nếm. Sau khi nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem người ấy thích món nào và gắp giúp người ấy.

7. Lịch thiệp với người tật trí não
Nhiều người tật chậm phát triển trí não đã lớn tuổi nhưng khả năng tư duy chỉ như một em bé lên 5, lên 6. Tuy vậy nếu bạn tôn trọng nhân cách của người đó thì hãy ứng xử với người ấy theo đúng với các qui tắc xã hội.
Người chậm phát triển trí não vẫn có tự ái và cảm thấy đau khổ nếu bị xúc phạm, bị coi khinh do có thần kinh nhạy cảm chỉ là người ấy không biết cách diễn đạt nỗi khổ tâm này. Vì vậy sự tôn trọng nhân cách của bạn sẽ giúp ổn định tinh thần và tạo thuận lợi cho người ấy phát triển tư duy.

Hướng dẫn sử dụng nạng hỗ trợ cho việc đi lại của bệnh nhân

Posted on


1. Tại sao phải sử dụng nạng?

Nạng là một dụng cụ giúp hổ trợ cho người sử dụng trong quá trình di chuyển

Người có chân yếu hoặc tổn thương chân trong quá trình chờ hồi phục, người hạn chế vận động mức độ 2 cũng cần có nạng để hổ trợ.

2. Chọn nạng như thế nào để phù hợp?

Điều quan trọng là để có được nạng thoải mái sử dụng và đang trong tình trạng an toàn. Đảm bảo bạn không có tổn thương trên tay để sử dụng nạng. Điều chỉnh chiều cao của nạng để khuỷu tay của bạn ở một tư thế uốn cong nhẹ hoặc tay cầm của nạng ngang với cổ tay của bạn và đầu trên của nạng phải sát nách trong tư thế đứng thẳng lưng.

Điều chỉnh nạng cho phù hợp

3. Sử dụng nạng như thế nào?

Tùy theo tổn thương ở chân của bạn mà bác sĩ của bạn có thể chỉ định cho bạn đi nạng 3 điểm hay 4 điểm.

Đi nạng 3 điểm: là đi hai nạng và một chân, tức là chân bị tổn thương hoàn toàn không chạm đất (non weight bearing). Trong tư thế đứng thẳng, chân bị thương không chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng và chân khỏe.khi di chuyển hai nạng đưa lên trước một khoảng cách vừa với một bước đi, và tiếp theo là chân lành bước lên trước hai nạng cũng vừa một bước đi. Xem hướng dẫn được minh họa bên dưới.

Không chịu lực(chân trái bị thương)

Đi nạng 4 điểm: là đi hai nạng với hai chân, tức là chân yếu chạm đất nhưng chỉ chịu lực một phần. Trong tư thế đứng thẳng, hai chân chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng, chân khỏe và một phần trên chân bệnh. Khi di chuyển, hai nạng và chân bệnh lên trước vừa với một bước đi, sau đó chân khỏe bước lên ngang mức với chân yếu và toàn thân chịu trên hai nạng và một phần ở chân yếu.

Đi bộ 4 điểm(chân trái bị thương)

Khi đi bộ 4 điểm quen dần với mô hình trên bạn có thể chuyển qua tập đi bộ 4 điểm gần với dáng đi bình thường cũng giống như trên nhưng thay vì chân khỏe bước lên ngang với mức chân yếu thì ở đây bạn bước qua chân yếu lên phía trước cũng vừa với một bước đi bình thường. Xem hướng dẫn theo hình minh họa dưới đây:

Kiểu đi bộ bước qua(chân trái bị thương)

4. Làm thế nào để sử dụng khi đi lên xuống cầu thang?

Nên cẩn thận khi đi lên xuống cầu thang với nạng để đảm bảo an toàn. Điều quan trọng là:

Các bước cần được thực hiện tại một thời điểm.

Khi đi lên cầu thang: Các chân khỏe đi đầu tiên, tiếp theo là chân yếu và sau đó cuối cùng nạng, tất cả các bậc thang đều di chuyển giống như vậy. *(nhớ vui: “tốt lên thiên đàng” tốt ở đây là chân khỏe đi lên trước)

Đi lên cầu thang(chân trái bị thương)

Khi đi xuống cầu thang: Các nạng đi đầu tiên, tiếp theo là chân yếu và cuối cùng chân khỏe, tất cả các bậc thang đều di chuyển giống như vậy. *(nhớ vui: “xấu xuống địa ngục” xấu ở đây là chân yếu đi xuống trước) .

Đi xuống cầu thang(chân trái bị thương)

Việc sử dụng nạng rất cần thiết cho người khuyến tật có thể vận động và sinh hoạt bình thường cho nên việc lựa chọn nạng phù hợp và biết cách sử nạng hợp lý là rất cần thiết.

Theo BS. LÂM ĐẠO GIANG (KHOA CTCH)

Đối xử với người khuyến tật như thế nào là đúng?

Posted on Updated on


Người khuyến tật cũng chỉ là người bình thường, họ không cần phải được chiều chuộng hay đối xử “đặc biệt”. Chỉ cần một vài lưu ý nhỏ để việc giao tiếp giữa mọi người trở nên thoải mái hơn.

họ không cần phải được chiều chuộng hay đối xử “đặc biệt”
Họ không cần phải được chiều chuộng hay đối xử “đặc biệt”

1. Không đối xử tình trạng khuyết tật của họ như là một cái gì đó đáng xấu hổ.
Điều đó là xem như thiếu tính người, dù cố ý hoặc vô ý, thái độ đó giống như một “sự phân biệt đối xử với người khuyết tật.”

Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?
Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?

2. Hãy đến với họ như đến với một người bạn.

Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?
Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?
Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?
Hãy đối xử bình thường với người khuyết tật

3. Hãy hỏi trước khi giúp đỡ
Hỏi người khuyến tật rằng họ có muốn được giúp đỡ hay không. Hãy cho họ cơ hội thử sức làm mọi việc. Bởi vì tất cả chúng ta đều có quyền được bình đẳng.

Giao tiếp với người khuyến tật như thế nào là đúng?
Hãy hỏi trước khi giúp đỡ

Nguồn: Wikihow