New Zealand P.5 – Bài học Tiếp Cận của Quán cà phê Felix

Posted on Updated on


Kỳ 1 – Bài học tiếp Cận của khách sạn CQ, Wellington – New Zealand

Kỳ 2 – WC Công Cộng Exeloo

Kỳ 3 – Sân bay Auckland

Kỳ 4 – Khu vui chơi thủy cung Kelly Tarlton

KỲ 5  – Quán cà phê Felix

Có bao giờ bạn ngồi một mình trong quán cà phê, thả mình theo những điệu nhạc du dương hay chỉ đơn giản là tìm một chỗ yên tĩnh để có thể làm việc? Câu trả lời hiển nhiên là có. Không phải chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, quán cà phê đã trở thành một địa điểm yêu thích với nhiều người.

Quán cà phê Flix
Quán cà phê Flix

Nhưng với người khuyết tật, dù mong muốn, họ có thể dễ dàng đến một quán cà phê hay ko? Hãy xem thử trường hợp Felix ở Wellington.

Luke Calder – Giám đốc ca trực và đại diện của Felix :”Tôi nghĩ Felix có vẻ giống như một trụ sở của Wellington. Chúng tôi là một địa điểm khá lớn và có thể chứa được từ 60 – 70 khách cùng một lúc. Chúng tôi luôn vui vẻ, thích đùa giỡn và thích chăm sóc mọi người. Đôi khi, tôi sẽ ngồi xuống và hỏi khách hàng về ngày hôm đó của họ và tất cả chúng tôi đều có một tràng cười thoải mái. Ừ, thật sự thì chỉ cần vui vẻ là đủ rồi.

Đối với tôi, sự tiếp cận là chào đón tất cả mọi người, kể cả họ đã già yếu, sử dụng xe lăn hoặc có con, dùng xe đẩy. Bạn biết đấy, tôi thật sự thích việc chăm sóc những bà mẹ, vui đùa với lũ trẻ và điều vui nhất là bạn có thể cho lũ nhóc một ít đồ ngọt ở đây. Đơn giản là làm cho mọi người đều dễ chịu. Sự mến khách là là tất cả mọi thứ. Không phải chỉ là việc điều hành và phục vụ một quán cà phê. Đó thật sự là một trải nghiệm thú vị.

– Cô muốn một ly sô cô la nóng?

– À, thì ra đó là một li sô cô la nóng.

Bạn cần phải tiếp cận được với tất cả mọi người nếu bạn muốn tối đa hóa những việc bạn đang làm cùng với lòng mến khách. Điều đó sẽ khiến quán cà phê của bạn được nhiều người biết đến và sẽ mang lại cho bạn một cảm giác ấm áp khi biết rằng bạn đang thật sự giúp đỡ và đang làm nên một điều gì đó khác biệt, dù nhỏ thôi. Quan trọng nhất là bạn cần phải chăm sóc mọi người giống nhau, không phải chỉ quan tâm đến li cà phê họ uống và số tiền họ đã bỏ ra cho li cà phê đó. Điều bạn thật sự cần quan tâm là tại sao họ đến quán của bạn.

Bạn biết đấy, tôi thật sự thích thú trong việc tìm hiểu về mọi người: họ làm gì, họ ở đâu, họ đang sống thế nào. Nhân cách, giống như tất cả chúng ta đều biết, cần phải trải qua một chặng đường dài để đạt được và tôi nghĩ đó thật sự là điều quan trọng nhất.

Nguyễn Thanh Thanh lược dịch

New Zealand thể hiện quan điểm rất rõ ràng về hướng phát triển du lịch và đời sống tiện nghi, tóm tắt trong tài liệu của Be Accessible.

“Khách hàng cần tiếp cận” là một thị trường chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Họ chiếm 20% dân số chúng ta – tức là khoảng 1 tỷ người trên hành tinh này. Tuy nhiên, đối với nhóm người này, doanh nghiệp của bạn bị thử thách vì những rào cản tiếp cận họ. Bạn có biết là…

  • 750,000 nhân viên hiện tại sẽ có thể được hưởng những quyền lợi từ việc tiếp cận tốt hơn
  • 44%  người New Zealand trên 45 tuổi
  • 20% người New Zealand đã báo cáo tình trạng khuyết tật
  • Ở Úc, 25% dân số trên 45 tuổi – bao gồm 5.3 triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số (6-7x) đang chiếm 50% cư dân mạng.
  • Ở Mỹ, 70tr người trên 45 tuổi và đang sở hữu 77% tài sản của quốc gia

“Khách hàng cần tiếp cận” là những ai?

  • Một người suy giảm thị lực hoặc thính giác
  • Một người sử dụng xe lăn
  • Một người khuyết tật trí tuệ
  • Phụ huynh đẩy xe nôi
  • Một người cao tuổi

New Zealand đang xây dựng và học hỏi không ngừng để xoá bỏ những rào cản, giúp cho những công trình và doanh nghiệp dễ dàng được tiếp cận, tạo sự công bằng xã hội, tận dụng tối đa những lợi ích còn bị bỏ ngỏ. Be Accessible của New Zealand có rất nhiều bài học thú vị về công trình tiếp cận.

Bình luận về bài viết này