Nhìn ra bốn phương

Bộ môn quần vợt bịt mắt

Posted on Updated on


Quần vợt bịt mắt

Học cách chơi quần vợt bình thường đã khó, lại chơi trong tư thế không nhìn thấy gì lại càng khó khăn hơn gấp bội.
Cách thức chơi quần vợt với hai mắt bị che lại xuất hiện ở Nhật Bản năm 1984. Miyoshi Takei – một người khiếm thị, là cha đẻ của môn thể thao đặc biệt này. Không nhìn thấy gì nhưng Takei rất thích chơi tennis. Lúc đầu mọi việc rất khó khăn vì Takei khó có thể phán đoán hướng đi của bóng, chỉ khi nó bay đến gần mới phản xạ được.

Người chơi tennis mù đều phải bịt kín hai mắt để đảm bảo sự công bằng
Người chơi tennis mù đều phải bịt kín hai mắt để đảm bảo sự công bằng

Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng Takei sáng tạo ra quả bóng tennis nhẹ, xốp và to hơn một chút. Quả bóng phát ra tiếng kêu do được nhét vài một số hạt kim loại bên trong, vậy nên người khiếm thị có thể phán đoán hướng đi của bóng qua khả năng thính giác.

Vợt dành cho người chơi môn thể thao này ngắn hơn vợt thông thường, lưới thấp hơn và sân cũng được thu gọn lại phù hợp hơn với những người khuyết tật. Đường biên được kẻ vạch nổi giúp người chơi cảm nhận rõ ranh giới trong và ngoài sân. Tùy mức độ khiếm thị, người chơi được quyền cho bóng nảy hai hoặc ba lần trước khi quyết định đánh bóng. Tất cả đều đeo bịt mắt để đảm bảo sự công bằng như nhau.
Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện, cách thức chơi quần vợt mới này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân và hội người khuyết tật Nhật Bản. Phát minh mới của Miyoshi Takei gặt hái thành công thực sự khi giải tennis dành cho người khiếm thị Nhật Bản tổ chức lần đầu tiên năm 1990.
Ngày nay, có hàng trăm VĐV khuyết tật tham dự giải đấu hằng năm, đến từ nhiều nơi trên thế giới. Môn thể thao này ngày càng phát triển ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… và cả Anh hay Mỹ. Nhiều người bình thường cũng thử sức chơi quần vợt trong tình trạng bị che mắt để học khả năng tập trung và phán đoán.
Tham khảo từ http://www.hnkt.vnu.edu.vn

Các thành phố tiếp cận trên thế giới (Phần 2)

Posted on Updated on


Như bài viết Các thành phố tiếp cận trên thế giới (Phần 1) đã chia sẻ, phần 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các thành phố tiếp cận trên thế giới.
1/ Thành phố Richmond (Cananda):
Canada là quốc gia có dân số già, vì vậy, người cao tuổi rất nhiều. Họ có thể tự chăm lo cho bản thân và tham gia sinh hoạt trong xã hội một cách thoải mái.
Canada có hệ thống “sao”phân loại về mức độ tiếp cận của mỗi thành phố. Richmond là thành phố duy nhất được tròn 5 sao và hoàn toàn tiếp cận cho người cao tuổi.

Thành phố Richmond (Cananda)
Thành phố Richmond (Cananda)

Thành phố Richmond (Cananda)
a.Nhà thờ Tin Lành ở Madoc – Canada
Được sự tài trợ của liên bang, nhà thờ trang bị 1 thang nâng ở lối vào đặc biệt dành cho giáo dân, phần lớn là người cao tuổi, người khuyết tật trong khu vực. Bên trong nhà thờ bố trí những hàng ghế được cắt ngắn để có chỗ cho xe lăn tham dự thánh lễ.

Nhà thờ Tin Lành ở Madoc - Canada
Nhà thờ Tin Lành ở Madoc – Canada

b.Sân chơi tiếp cận
Khánh thành sân chơi tiếp cận lớn nhất Vancouver ở công viên bãi biển Kitsilano ngày 11/12/2010 nhờ sự tài trợ của Ronald McDonald, Quỹ Rick Hansen và dự án Legacies Now. 2 sân chơi tiếp cận khác được xây dựng ở Richmond và Whistler. Sân chơi này an toàn và tiếp cận cho tất cả trẻ em. Trẻ sử dụng xe lăn, khiếm thị, khiếm thính và khuyết tật thần kinh đều có thể vui chơi với bạn bè trong một không gian hoà nhập đầy màu sắc, âm thanh và nhiều trò chơi.

Sân chơi tiếp cận

Sân chơi tiếp cận

Sân chơi tiếp cận

Sân chơi tiếp cận
Sân chơi tiếp cận

 

 

2/ Thành phố Curtibal (Brazil)
a. Xe buýt tiếp cận
Lo ngại nguy cơ phát triển mất kiểm soát, chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch tổng thể với nguyên tắc: “Quy hoạch giao thông là di chuyển con người chứ không phải xe hơi, do đó người đi bộ và giao thông công cộng được ưu tiên tại những khu vực thường xuyên tắc nghẽn.” Và năm 1974 hệ thống giao thông công cộng tích hợp (INT) được ra đời cùng với 20 trạm trung chuyển là những trạm chờ hình ống.
Trong suốt gần 40 năm qua, hệ thống giao thông công cộng này đã giải quyết thành công bài toán giao thông, bất chấp tốc độ tăng dân số lên đến 4%/năm.
– Mỗi năm có thêm 2,3% dân số sử dụng giao thông công cộng, tổng cộng hơn 85% dân số sử dụng các dịch vụ này tính đến nay.
– Giảm 27 triệu xe hơi di chuyển trên đường mỗi năm
– Tiết kiệm gần 27 triệu lít xăng mỗi năm.
– Phương tiện giao thông công cộng chiếm 45%, tương đương với 20,000 người sử dụng cùng một thời điểm.
– Có thêm diện tích để mở rộng các công trình dân dụng khác như công viên, trường học và nhà ở.

Xe buýt tiếp cận

Xe buýt tiếp cận
Xe buýt tiếp cận

b. Bản đồ nổi đặt kết hợp hộp điều khiển giao thông
Người khiếm thị nhận ra được các giao lộ nhờ vào gạch nổi báo hiệu trên vỉa hè. Ở cột đèn đỏ, các hộp âm thanh được bố trí vừa tầm, có hướng dẫn bằng chữ Brailles. Người khiếm thị có các tuỳ chọn nghe âm báo tín hiệu an toàn để qua đường, xin đường và tìm sự trợ giúp của tổng đài.

Bản đồ nổi đặt kết hợp hộp điều khiển giao thông
Bản đồ nổi đặt kết hợp hộp điều khiển giao thông

c. Taxi tiếp cận – Dịch vụ đưa rước tận nhà
Có mặt ở hầu hết các quốc gia phát triển, với hệ thống thang nâng, có không gian và đai an toàn cho xe lăn. Giá cước có sự tài trợ của chính phủ hoặc quỹ xã hội, nhằm hỗ trợ thêm khi các phương tiện di chuyển công cộng đang bị quá tải trước nhu cầu tiếp cận.

Taxi tiếp cận - Dịch vụ đưa rước tận nhà
Taxi tiếp cận – Dịch vụ đưa rước tận nhà

Các thành phố tiếp cận trên thế giới (Phần 1)

Posted on Updated on


Theo khảo sát của các bạn công tác viên của Bản Đồ Tiếp Cận, trong hơn 1800 công trình ở quận 1 và quận 3 chỉ có 78 công trình đạt chuẩn tiếp cận. Con số này được cho là quá khiêm tốn đối với 1 thành phố phát triển như Hồ Chí Minh.

Chúng ta hãy thử khám phá những nơi trên thế giới mà ở đó đa số các công trình đều đạt chuẩn tiếp cận, thậm chí có những nơi đạt 100% công trình tiếp cận.

Hoa Kỳ

CHICAGO- thành phố tiếp cận nhất Hoa Kỳ.

Chicago trở nên thân thiệt và ấn tượng hơn bởi quyết tâm của thành phố .The Mayor’s Office for people with Disabilities (MOPD – Văn phòng thị trưởng cho người khuyết tật) hoạt động để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hơn 600,000 cá nhân khuyết tật đang sống và làm việc tại Chicago. Mục tiêu của MOPD là làm Chicago trở thành một thành phố tiếp cận nhất Hoa Kỳ.

Với mục tiêu và quyết tâm đó, Chicago thật sự đã nỗ lực rất nhiều để đưa ra nhiều hoạt động hỗ trợ khác nhau như phương tiện giao thông, chống bạo lực, an toàn lao động, việc làm, công trình tiếp cận… Không chỉ những công dân NKT ở Chicago được bình đẳng, Chicago còn đặc biệt mở rộng cửa đối với NKT du lịch từ bốn phương.

Hệ thống sân bay Chicago – Điểm đến đầu tiên của khách du lịch.

Ngoài hệ thống bảng biểu, những dốc và ramp di chuyển, cả những người khiếm thị và khiếm thính cũng tìm được điểm tiếp cận để tự mình sử dụng tất cả các dịch vụ của sân bay qua các Kiosk thông tin, trang bị hỗ trợ âm thanh cho người khiếm thị và video phone cho người khiếm thính.

Hệ thống sân bay Chicago - Điểm đến đầu tiên của khách du lịch.
Hệ thống sân bay Chicago – Điểm đến đầu tiên của khách du lịch.

Công viên Thiên niên kỷ (Millenium Park)

Công viên Thiên niên kỷ (Millenium Park)
Công viên Thiên niên kỷ (Millenium Park)

easy_access_chicago8

Là nơi diễn ra hơn 525 sự kiện xã hội miễn phí mỗi năm với hàng triệu lượt du khách từ năm châu hội tụ về đây. Mọi góc cạnh của công viên được thiết kế tiếp cận cho mọi đối tượng và công viên luôn có các dịch vụ hỗ trợ sẵn sàng cho bất kỳ nhu cầu tiếp cận nào. Bao gồm những thiết kế cơ bản về đường dốc, cầu thang, thang máy, nhà vệ sinh công cộng để trẻ em và người đi xe lăn có thể đến vui chơi ở mọi khu vực tham quan và công viên phun nước.

Hội trường Jay Pritzker Pavillion

Hội trường Jay Pritzker Pavillion
Hội trường Jay Pritzker Pavillion

Không gian cho xe lăn và những người di chuyển bằng nạng hoặc gậy, gồm các ghế tháo rời được chiếm 5%, cỏ và nền đất được cắt theo hướng dẫn ADAAG để xe lăn có thể di chuyển thoải mái trên nền cỏ.  Có trang thiết bị trợ thính đầy đủ cho người khiếm thính.

Canada

Canada là quốc gia có dân số già, vì vậy, người cao tuổi rất nhiều. Họ có thể tự lo lắng và chăm sóc, sinh hoạt trong xã hội một cách thoải mái.

Canada có hệ thống “sao” phân loại thành phố. Richmond là thành phố duy nhất được tròn 5 sao và hoàn toàn tiếp cận cho người cao tuổi.

Trẻ em là đối tượng thứ 2 được quan tâm ở Richmond

Vancouver Aquarium – Photo Graphic Preview dành cho trẻ tự kỷ          

Vancouver Aquarium - Photo Graphic Preview dành cho trẻ tự kỷ
Vancouver Aquarium – Photo Graphic Preview dành cho trẻ tự kỷ

Không chỉ được thiết kế với một môi trường hoàn toàn tiếp cận với đường dốc, băng chuyền, lối đi,… Vanaqua còn chú trọng đến sự giáo dục và phát triển của mọi đối tượng trẻ em. Để chuẩn bị tốt cho trẻ tự kỷ tham quan Thuỷ Cung, Vanaqua thiết kế một tài liệu nhỏ bằng tranh, với hình ảnh minh hoạ và các bước tham quan, những gì trẻ sẽ thấy và sẽ làm khi tham quan.

Vancouver Aquarium – Wet Library dành cho trẻ khiếm thị

Wet Library là một thư viện mở cho cả cộng đồng, nhưng đặc biệt hữu ích cho người khiếm thị. Tất cả các mẫu vật sống trong thư viện này đều an toàn, không gian tiếp cận cho xe lăn và có nhân viên hướng dẫn chi tiết.

(Chú ý xem tiếp phần 2 nhé!)

Legacies Now 2010 – Di sản trong tầm tay

Posted on Updated on


2010 Legacies Now
2010 Legacies Now

Năm 2010, tỉnh British Columbia (Canada) đăng cai Thế vận hội mùa Đông. Nhận thấy đây là một chất xúc tác tốt để biến nhận thức về vấn đề tiếp cận trong cộng đồng thành hành động, năm 2006, tổ chức 2010 Legacies Now đã tiến hành các chương trình thúc đẩy khả năng tiếp cận và hòa nhập cho người khuyết tật (NKT).

Mục tiêu là đảm bảo tất cả người dân có thể dễ dàng sống, làm việc và vui chơi.

Để đạt được điều đó, 2010 Legacies Now đã kết nối chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cùng đối thoại về các nhu cầu và mong muốn của NKT sống trong cộng đồng. Tiếp tục, 2010 Legacies Now mời các doanh nghiệp địa phương đánh giá khả năng tiếp cận và tư vấn giúp điều chỉnh các công trình với chi phí thấp.

Kết quả:

  • Hơn 110 địa điểm kinh doanh ở Richmond công bố mức độ tiếp cận của công trình bằng các biểu tượng trên cửa ra vào, cửa sổ, các trang web và những tài liệu dùng cho tiếp thị để khách hàng dễ lựa chọn.
  • Gần một nửa số doanh nghiệp ở Richmond được đánh giá tiếp cận trên bốn sao. Trong đó, 24/26 thương hiệu khách sạn ở Richmond cung cấp phòng xe lăn có thể tiếp cận dễ dàng. 5 trung tâm mua sắm hiện đại của thành phố đảm bảo thuận tiện nhất cho  việc mua sắm.
  • Không gian tiếp cận là một trong những di sản bền vững mà thành phố Richmond để lại cho những thế hệ tương lai.

Câu chuyện của 2010 Legacies Now gợi mở cho bạn điều gì?

(Nguồn tham khảo: www.2010legaciesnow.com)

Olympic London 2012 và bàn về sự hoà nhập

Posted on Updated on


Đây không phải là một tin “nóng” để bàn khi Bế Mạc Olympic London 2012 đã khép lại non 1 tuần rồi, nhưng lại “hợp thời” để viết trong những ngày trông chờ Paralympic London (29/8-9/9) sắp tới đây.

Những gì diễn ra ở London trong những ngày vừa qua cho thấy Olympic không chỉ là một cuộc chơi, mà trên cả tinh thần thể thao, và chưa dừng lại ở bài ca nghị lực của cá nhân mà là một nhắc nhở: “Chúng ta có cùng một thế giới! Thế giới cần tất cả chúng ta.”

Cả thành phố London đã sẵn sàng để dành cho mùa Olympic với du khách bốn phương đổ về. Họ đặt một lời hứa về một điểm đến hoàn toàn tiếp cận và hoà nhập.

Đón chào đến với thành phố là một hệ thống 60% điểm dừng xe buýt đúng chuẩn tiếp cận, 8,500 chiếc xe buýt trong London được trang bị gầm thấp, sàn nâng và nội thất tiếp cận (trong khi Tp.HCM rộng hơn 2000km2 chỉ có chưa đến 5 chiếc xe buýt tiếp cận tính đến thời điểm này). Lượng giao thông tăng vọt trong mùa Olympic thật sự là quá tải với một thành phố cổ kính như London, nhưng có thể thấy chính phủ đã cố gắng thực hiện những gì vì sự tiện nghi của tất cả mọi người. Không chỉ có sự nỗ lực của chính phủ, mà từ các tổ chức phi chính phủ & tổ chức tình nguyện viên “vì sự tiếp cận không vật cản” cũng không ngừng ghi nhận – giải quyết – hỗ trợ và đưa ra những giải pháp để giải quyết ngay tức thời những vấn đề phát sinh. Họ đều hy vọng rằng mùa Paralympic tới đây, vấn đề tiếp cận sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Họ không phải làm vậy để tăng thêm doanh thu mùa du lịch, mà xây dựng những trải nghiệm tốt đẹp cho du khách năm châu và thể hiện một tinh thần văn minh xã hội.

Đêm khai mạc Thế Vận Hội London cho thế giới “thấy” những con người Anh Quốc. Đó là những đứa trẻ cất tiếng hát quốc ca từ mọi miền đất nước, được xướng lên bởi Humphrey Keeper – cả thế giới nghe giọng của em, và chỉ có em biết em thiếu mất 1 bàn tay trái cũng như chỉ chuyên hát trong nhóm bè của dàn nhạc ở trường. Vượt qua casting công bằng như mọi người, em vinh dự cất cao tiếng hát mở đầu đêm khai mạc.

Và một giai điệu đặc biệt cất lên từ ngay giữa sân vận động, trước nữ hoàng Elizabeth – tiếng hát của KAO, các em khiếm thính truyền tải tất cả niềm tự hào của người Anh ra thế giới theo cách như thế.

Sân vận động chuyển sang một cung bậc cảm xúc khác, đầy đam mê và mãnh liệt với tiếng trống của  Evelyn Glennie – nghệ sỹ trống hoàn toàn không thể nghe, cô chỉ cảm nhận tiếng trống dựa vào sự rung động – và tiếng trống của cô giữ nhịp chủ đạo cho cả vũ đoàn, chính xác là cho một ban nhạc, hơn trăm ngàn vũ công và hơn 3 tỷ người trên thế giới nhịp bước theo. Evelyn Glennie góp vào buổi lễ khai mạc một chất âm thanh, góp vào cho nước Anh một hình ảnh đẹp và nước Anh cho thế giới biết (bằng một cách rất khiêm tốn) rằng họ có rất nhiều “con người” trong xã hội của họ.

Đó chưa phải là tất cả, những trẻ em của KAO và Evelyn Glennie là một trong những hạt giống xuất chúng, và xã hội còn có cả những kiệt tác vô danh. Họ chẳng là ai trong hàng ngàn người đang nhảy múa trên sân khấu. Họ không ăn mặc loè loẹt, họ bình dị như trong cuộc sống hằng ngày. Họ ngồi trên xe lăn, họ đi nạng, họ đeo kính đen và đâu đó sẽ có những người không nghe được âm thanh, nhưng họ hoà cùng điệu swing sôi động của giới trẻ, chứng kiến nụ hôn thế kỷ không phân biệt màu da của Jasmine  Breinburg và Henrique Costa.

Bên lề chương trình, cộng đồng mạng còn biết đến những người đặc biệt đã vượt qua vòng sơ tuyển để trình diễn trong đêm khai mạc. Như nhạc công nhạc đồng quê không một xu dính túi Frank Turner. Như em Matthew Panter (9 tuổi, cùng diễn với 8 bệnh nhân nhi đồng khác của bệnh viện Great Ormond Street) trong một cảnh cảm động JK Rowling đọc một trích đoạn của Peter Pan. Matthew được ghép tim-phổi và uống hơn 20 loại thuốc mỗi ngày để sống còn. Buổi diễn tập đã loại Matthew nhưng em đã nỗ lực rất nhiều để được ngồi cạnh JK Rowling, và em là một fan của Harry Porter.

Sân vận động không xướng tên từng người và kể rõ từng cảnh đời của những người da màu, người công nhân, người nghèo, người khuyết tật cũng không chỉ ra rõ đâu là người khiếm thính, người khiếm thị. Chỉ đơn giản là họ xuất hiện ở đó, cùng với các nguyên thủ quốc gia, Mr. Bean và hàng trăm ngàn vũ công khác. Sự hoà nhập là khi mỗi người chuyển động theo màu sắc, âm thanh của riêng mình, góp nên một bức tranh chung, toàn vẹn.

Không cần phải đọc nhiều về bài viết này để nhận ra những cá nhân trong một tập thể tạo nên văn hoá Anh Quốc trong buổi lễ khai mạc Olympic 2012 này. Chỉ cần ngồi xem, cũng sẽ thấy cảm động và chạm vào từng ngóc ngách trong tim. Và sẽ nhận ra rằng – sao nước Anh có nhiều “con người” đến thế? Những “con người” đó ở đâu trong xã hội của mình, ở đâu trong thành phố của mình.

Và hãy tự cho phép mình ước mơ được sống trong một thế giới như vậy, nơi mà tất cả mọi người đều được hoà nhập, để xung quanh mình cũng có thật nhiều “con người” đang làm cho cuộc sống của mình trở nên tươi đẹp hơn.

.:: Thuý Vy ::.