tiếp cận

Người khuyết tật và “Ước mơ tiếp cận”

Posted on


12/08/2012 15:48 (GMT + 7)
TTO – Sáng 12-8, gần 30 bạn trẻ khuyết tật tại TP.HCM đã tham gia hội thảo “Ước mơ tiếp cận” lần 2 tại hội quán Phong Vũ (Q.Tân Bình, TP.HCM) với chung mong muốn tháo gỡ bớt những khó khăn trong hành trình hòa nhập.

Các bạn đang vẽ những ước mơ các công trình xã hội có thể dễ dàng tiếp cận với mình
Các bạn đang vẽ những ước mơ các công trình xã hội có thể dễ dàng tiếp cận với mình. Ánh: Khoa Nguyễn

Đây là một chiến dịch nhỏ trong chuỗi hoạt động của dự án “Bản đồ tiếp cận” do Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) thực hiện. Hai hướng truyền thông chính của dự án gồm: thông qua mạng xã hội, Internet tạo ra bản đồ tiếp cận online, bản đồ giấy về những nơi hỗ trợ cho người khuyết tật; chính mỗi người khuyết tật hãy lên tiếng, nói lên nhu cầu để người thân, cộng đồng cùng thay đổi cách nhìn.

Mở đầu chương trình là hoạt động vẽ lên thành phố tiếp cận trong tương lai, các bạn được chia thành nhiều nhóm, với mỗi chủ đề tương ứng, các bạn thỏa sức sáng tạo để vẽ lên những điều mình mong muốn như cơ sở hạ tầng, nhà hàng, siêu thị, sở thú, lề đường… có lối đi riêng, phù hợp để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng dễ dàng.

Viết thông điệp lên bảng tên, điều mà người khuyết tật mong muốn, sau đó chụp hình lại để lan tỏa lên mạng xã hội, cộng đồng.
Viết thông điệp lên bảng tên, điều mà người khuyết tật mong muốn, sau đó chụp hình lại để lan tỏa lên mạng xã hội, cộng đồng. Ảnh: Khoa Nguyễn.

Sân chơi này nhằm giúp mọi người có thể cùng nhau chia sẻ những hiểu biết về sự tiếp cận, nhận thức được sự thiếu tiếp cận của các công trình trong môi trường sống. Qua chiến dịch này mọi người thể hiện niềm tin về một thành phố không rào cản, một cuộc sống tiếp cận cho mọi người. Những rào cản, khó khăn cũng được các bạn khuyết tật viết ra và dán lên các mô hình nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi… nơi các bạn gặp khó khăn khi đến.

“Tôi hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn thoáng hơn, hãy xem người khuyết tật giống như những người bình thường. Đừng xây dựng những khu riêng biệt cho người khuyết tật. Như thế là không công bằng. Chúng tôi vẫn muốn sống, học tập, làm việc hòa nhập cùng mọi người. Nhờ bản đồ tiếp cận mà chúng tôi sẽ biết được những chỗ nào có thể đến, những công trình tiếp cận dành cho mình” – Nguyễn Thị Ái Thanh, sinh viên CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết.

Nguồn: Tuoitre.vn

Hướng dẫn sử dụng xe lăn điện

Posted on


1.  Xe lăn điện là gì?

Xe lăn điện là một sản phẩm dễ sử dụng. Người sử dụng có thể điều khiển xe lăn chạy về phía trước phía sau, hoặc xoay bằng bảng điều khiển. Khi không đủ nguồn điện, xe lăn có thể được sử dụng như là một xe lăn vận chuyển thông thường, khung ghế có thể xếp lại và xách dễ dàng.

Xe lăn điện

Xe lăn điện
Hướng dẫn sử dụng xe lăn điện
Xe lăn điện

2. Lắp đặt khung ghế

  1. Nhấn hai cạnh của vải bọc để mở xe lăn. Kéo phần giữa của vải bọc để cuộn lại.
  2. Lắp đặt đế gác chân. Có thể tháo rời ra. Đế gác bàn chân có thể điều chỉnh được và có thể xoay.
  3. Lắp anti-tip và gắn đinh chặn vào.

 

Có nhiều loại xe lăn điện trên thị trường với nhiều tính năng
Có nhiều loại xe lăn điện trên thị trường với nhiều tính năng

 

Lưu ý:

  1. 6 đèn chỉ ra mức độ nguồn. Xe lăn có thể bắt đầu được xạc khi đèn vàng thứ 3 phía trái của hộp điều khiển bật lên. Nguồn điện sẽ hết khi đèn vàng thứ hai phía trái sáng lên, vui lòng xạc bình ngay lập tức nếu không bình điện có thể bị hư và không xạc được nữa.
  2. Để bình điện sử dụng được lâu hơn, vui lòng xạc bình thường xuyên để bình bảo đảm điện. Nếu không sử dụng xe lăn. Vui lòng lấy bình điện ra sau khi đã xạc đầy. Nếu xe lăn không được sử dụng trong một thời gian dài, xạc bình điện 3 tháng 1 lần.
  3. Xe lăn điện có thể di chuyển trong một phòng rộng, đường đi xung quanh. Không đi gần xe máy, ổ gà và nước.
  4. Đừng di chuyển dốc dài trong trương hợp mạch điện của động cơ có thể bị quá tải và nguồn điện quá nhanh hoặc có tai nạn xảy ra nếu người sử dụng không thể thắng xe giữa đường dốc.
  5. Các bánh xe phụ kiện được sử dụng trong trường hợp xe lăn có thể bị lật khi đường quá dốc. Không tháo các bánh xe này ra.
  6. Khi cần thiết dừng xe lăn lại khi đang chạy, chuyển cần điều khiển về vị trí ban đầu và xe sẽ thắng lại tự động. Khi ngưng xe lăn trên đường dốc, xe lăn có thể được thắng lại và giữ nguyên vị trí trên đường dốc.
  7. Vui lòng kiểm tra bánh xe trước và bánh xe sau có đủ hơi hay không, nếu không đủ hơi vui lòng bơm hơi đầy kịp thời. Áp suất bánh xe nên ở mức 3kgf/cm2 – 4kgf/cm2.
  8. Vui lòng kiểm tra xem các đầu nối có được nối chặt, nếu các đai ốc bị lỏng, vui lòng siết chặt lại kịp thời.
  9. Nếu cần xếp ghế lại, lấy đầu nối điện và hộp chứa bình điện ra và kéo bao ghế lên để xếp ghế lại.

10. Nếu cần tháo bảng điều khiển ra, tháo đầu nối của bảng điều khiển nối với động cơ và bình điện, tháo nút điều chỉnh và lấy bảng điều khiển ra khỏi kệ đựng.

11. Bệnh nhân có trọng lương nặng trên 130 kg và có bệnh tâm thần không nên sử dụng xe lăn này.

Bảo trì: Lau chùi tất cả các phần của xe lăn một cách thường xuyên.

 

Kỹ năng đẩy xe lăn

Posted on


Xe lăn cũng như bao phương tiện xe cơ giới khác cần có thời gian làm quen và có kỹ thuật sử dụng. Đối với người khuyết tật sử dụng đã khó, người không khuyết tật lại càng khó hơn.

Khi thấy một người đang loay hoay ngồi trên xe lăn bạn sẽ làm gì? Làm lơ vì không phải chuyện của mình hay chạy lại đẩy chiếc xe lăn đi với tốc độ tối đa?

Bạn hãy bắt đầu sự giúp đỡ của mình bằng một lời ngỏ: “Em có thể giúp anh/chị được không?”, nếu nhận được sự đồng ý bạn hãy đẩy xe từ từ và nhẹ nhàng tùy theo địa hình, đừng vội vàng đi quá nhanh khiến người khuyết tật hoảng sợ, bất an.

Cấu tạo cơ bản của chiếc xe lăn
Cấu tạo cơ bản của chiếc xe lăn

Đối với địa hình bằng phẳng:

Bốn bánh xe của xe lăn có khả năng xoay 360 độ nên nếu không biết điều khiển thì chiếc xe sẽ quay vòng tròn. Trên địa hình bằng phẳng chúng ta đẩy nhẹ, từ từ và luôn điều khiển nhẹ sao cho hai bánh nhỏ phía trước đi thẳng theo ý mình.

Đối với địa hình lên dốc: Đẩy xe sao cho 2 bánh xe trước chạm dốc(tốt nhất là 2 bánh xe ở vị trí vuông góc với dốc) sau đó nhẹ nhàng đẩy xe như trên địa hình bằng phẳng. Có những dốc cao đột ngột với sức đẩy của tay không đủ, chúng ta sử dụng chân đạp lên thanh chống nghiêng, chỉ cần một lực nhỏ bánh trước của xe sẽ nhấc lên và dùng tay vị đẩy xe lên dốc sau đó dùng sức tay nâng đẩy hai bánh xe sau lên.

Đối với địa hình xuống dốc: khác với các phương tiện giao thông khác, khác với lúc đi lên, xuống dốc xe lăn không đi xuôi theo hướng người ngồi mà di chuyển ngược, đi lùi lại phía sau và xuống dốc từ từ. Kỹ năng này nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người ngồi trên xe. Người khuyết tật chi dưới không được khỏe nên nếu chúng ta đẩy xe tiến về phía trước với sự thay đổi độ cao đột ngột toàn bộ trọng lực phần thân trên dồn xuống chi dưới, người khuyết tật dễ bị mất thăng bằng té về phía trước.

Và một bước quan trọng nữa là bạn hãy nhớ gạt khóa an toàn để đảm bảo an toàn cho NKT trước khi chia tay.

Kỹ năng đẩy xe lăn
Kỹ năng đẩy xe lăn

Hãy giúp đỡ người khuyết tật không chỉ bằng cả tấm lòng mà còn còn là toàn bộ hiểu biết kỹ thuật bạn có để người khuyết tật có thể an toàn, an tâm, tươi cười với “vì một thành phố không rào cản”.

Nguồn:Tiin.vn

Cầu thang cuốn dành riêng cho người khuyết tật

Posted on Updated on


Cách hoạt động

Mọi người sử dụng thang cuốn này y như kiểu thông thường. Tuy nhiên, khi người khuyết tật ngồi trên xe lăn cần sử dụng thang cuốn, họ có thể nhấn một cái nút để điều chỉnh ba bậc thang liền nhau cùng nâng lên ngang tầm tạo thành một mặt phẳng có thể đủ chỗ cho chiếc xe lăn lăn lên.

Một khi người và xe đã yên vị trên bậc thang đặc biệt này, thang cuốn sẽ di chuyển để đưa họ đến nơi. Khi người sử dụng rời khỏi thang cuốn, bậc thang đặc biệt sẽ chuyển đổi lại thành ba bậc thang bình thường. Sánchez cũng đã tính đến một hệ thống điều khiển từ xa dành cho những người khuyết tật không đủ khả năng nhấn chiếc nút điều chỉnh bậc thang đặc biệt. Mẫu thiết kế thang cuốn này cũng kết hợp chặt chẽ với các hệ thống tín hiệu ánh sáng và âm thanh để giúp người khiếm thính và khiếm thị có thể sử dụng dễ dàng. Thang cuốn có một hệ thống pin dự phòng để cung cấp điện trong trường hợp cúp điện bất ngờ. Vì thế người sử dụng được bảo đảm không bị treo lơ lửng mà sẽ luôn đến nơi an toàn.

Tiết kiệm điện và chi phí

Thang cuốn thông thường chỉ có thể di chuyển theo một hướng nên đòi hỏi phải lắp đặt một hệ thống bậc thang đi lên và một hệ thống đi xuống. Trong khi đó, mẫu thiết kế của Sánchez vận hành chỉ với một vòng quay khép kín, tương tự như băng tải hành lý ở phi trường nhưng theo một đường dốc. Nghĩa là có thể sử dụng cùng một thang cuốn để vận chuyển theo cả hai hướng. “Khó khăn chủ yếu về mặt kỹ thuật mà tôi phải vượt qua đó là tìm cách nào để làm cho cầu thang đổi hướng khi tới cuối đường dốc, nhưng cuối cùng tôi đã làm được,” Sánchez nói. Sánchez tính toán rằng với hệ thống thang cuốn này sẽ giúp tiết kiệm được đến 30% lượng điện sử dụng và 35% chi phí khác so với thang cuốn thông thường. Anh cho rằng mẫu thiết kế thang cuốn của mình hoàn toàn có thể thay thế một thang máy để phục vụ người khuyết tật với chi phí rẻ hơn và tiện lợi hơn. Nó cũng sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề đi lại ở những nơi có địa hình dốc nhưng không thể lắp đặt một thang máy.

Thang cuốn dành cho người khuyết tật
Thang cuốn dành cho người khuyết tật

Dự án chưa đưa vào hoạt động hiện vẫn đang tìm nhà đầu tư

Hiện tại tác giả đã được nhận giải thưởng cho luận án tốt nghiệp sáng tạo nhất ở ETSEIAT. Mẫu thiết kế cũng đã được cấp bằng sáng chế và đang chờ các nhà đầu tư tài trợ để phát triển loại thang cuốn độc đáo này. Ngày nay, chỉ tính riêng ở Tây Ban Nha đã có 3,5 triệu người khuyết tật và 5,6 triệu người gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang. Rất nhiều trường hợp khác cũng gặp khó khăn khi di chuyển với các xe hàng hóa, xe đẩy, cáng cứu thương, v.v… Nên thiết kế thang cuốn.

Hy vọng mẫu thang cuốn này sẽ được cộng đồng chào đón!

Chuyến tham quan Làng May Mắn

Posted on


Làng May Mắn, Nhà May Mắn, Trung tâm Chắp Cánh là những cái tên nghe khá lạ đối với tôi, nơi tôi chưa bao giờ được biết tới. Chiều ngày 2/11/2013 tôi cùng các bạn tình nguyện viên trong dự án Bản đồ tiếp cận ghé thăm Trung tâm Chắp Cánh, Làng may Mắn và Nhà May Mắn. Chúng tôi được chị Thảo hướng dẫn tận tình từng khu vực.

Chuyến tham quan Làng May Mắn
Chuyến tham quan Làng May Mắn

Đến đây tôi hiểu rõ hơn về các công trình tiếp cận, từ chỗ làm việc đến căn hộ. Ở đây chủ yếu là dạng khuyết tật vận động.
Đến trung tâm Chắp Cánh của Nhà May Mắn tôi thật sự bỡ ngỡ, và thấy tự hào vì các cô chú, anh chị khuyết tật ai ai cũng làm một công việc nào đó cụ thể. Khi hỏi tôi được biết ở đây có 4 nghề chính: Mộc mỹ nghệ, may, vẽ tranh và tin học. Mỗi anh chị sẽ lựa chọn một ngành nghề phù hợp với khả năng của của bản thân và bắt đầu học nghề. Sau một thời gian luyện tập, làm việc tại trung tâm các anh chị có thể ra ngoài tham gia vào các công ty khác.

Anh bị liệt tứ chi nên dùng răng ngậm cọ để vẽ

Anh bị liệt tứ chi nên dùng răng ngậm cọ để vẽ
Anh bị liệt tứ chi nên dùng răng ngậm cọ để vẽ

 

Phòng máy tính
Phòng máy tính

Sau khi may thành hình những thú dễ thương sẽ tiến hàng nhồi bông vào trong

Sau khi may thành hình những thú dễ thương sẽ tiến hàng nhồi bông vào trong
Sau khi may thành hình những thú dễ thương sẽ tiến hàng nhồi bông vào trong

Trong Làng May Mắn vừa có cầu thang bộ , thang máy và lối dành cho người đi xe lăn. Trong đó tôi thích nhất là kết cấu lối lên lầu. Độ cao của con dốc thấp, rộng và bằng phẳng, thuận tiện cho việc đẩy xe lăn lên các tầng trên mà không phải lắp đặt thang máy bên trong nhà.
nha-may-man

Con dốc thấp, rộng, tương đối bằng phẳng
Con dốc thấp, rộng, tương đối bằng phẳng

Một chuyến đi với độ dài chừng 2 tiếng, đi qua 3 địa điểm của trung tâm này, cũng đủ để chúng tôi cảm nhận và trải nghiệm công trình tiếp cận ở đây. Các anh chị ở đây rất thân thiện, nhiệt tình, không phiền khi cho chúng tôi tham quan, vào tận nhà để xem những công trình tiếp cận. Ở đây người khuyết tật có một môi trường làm việc và sinh sống hoàn hảo, giúp họ thích nghi dần với cộng đồng.

Các bạn tình nguyện viên chụp hình lưu niệm
Các bạn tình nguyện viên chụp hình lưu niệm

Để biết thêm chi tiết các bạn hãy truy cập vào trang web của Nhà May Mắn: http://nhamayman.com/

-Lê Xinh-