Dự Án

[Trải Nghiệm] Khoảnh Khắc Kỳ Diệu

Riêng lẻ Posted on Updated on


BỐI CẢNH

– “Tiếp Cận” là một khái niệm còn mơ hồ và khó hiểu đối với cộng đồng. Nhu cầu Tiếp Cận chưa được nhận thức và hiểu đúng tầm quan trọng của nó.

Đọc tiếp »

“Tiếp Cận” là gì

Posted on Updated on


Bạn nghe về “Bản Đồ Tiếp Cận”, bạn nói về NKT “tiếp cận” công trình, và một ai đó sẽ hỏi bạn rằng “Tiếp Cận” là gì?

“Tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “acessibility”trong tiếng Anh. Nó được dùng để mô tả mức độ số lượng nhiều người nhất có thể tiếp cận được của một sản phẩm nào đó (như các loại thiết bị, dịch vụ, môi trường không gian…).

“Tiếp cận” được hiểu là “có thể tới được” về mặt chức năng của một hoặc toàn bộ hệ thống nào đó. Tiếp cận thường được dùng khi nói đến người khuyết tật (NKT) cùng quyền họ được tiếp cận đến các thực thể (thường là thông qua các phương tiện kĩ thuật trợ giúp).

Có nhiều định nghĩa về tiếp cận đã được dùng làm cơ sở để xây dựng các bộ luật và qui định điều lệ về quyền được tiếp cận của các cá nhân trong cộng đồng.

Để hiểu khái niệm “Tiếp Cận”, cần phân biệt giữa “Tiếp Cận” (acessibility) và “Có Thể Sử Dụng Được” (usability).

Các thực thể mà NKT có quyền tiếp cận không chỉ thường được dùng để mô tả các phương tiện trợ giúp cho NKT đi lại, như “tiếp cận bằng xe lăn”, mà đã được mở rộng ra trong các mặt khác nữa của NKT như tiếp cận bằng chữ nổi, đường dốc cho xe lăn, thang máy, kí hiệu cho người mù ở lối qua đường, đường viền đi bộ, thiết kế trang web…

xe lăn - một trong những phương tiện hộ trợ tiếp cận
Xe lăn – một trong những phương tiện hỗ trợ tiếp cận

“Tiếp cận” được đề cập đến trong các lĩnh vực chính sau của NKT:

– Giao thông tiếp cận: Trong giao thông, “tiếp cận” nói đến sự đến được nơi cần tới một cách dễ dàng.
Người ở những địa điểm có mức độ tiếp cận cao sẽ đến được với nhiều hoạt động một cách nhanh chóng, còn người ở những địa điểm không thể tiếp cận được thì sẽ đến được với ít hoạt động bằng một lượng thời gian đáng kể. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của giao thông tiếp cận là nền thấp (hoặc gầm thấp), đặc biệt là với những phương tiện vận tải công cộng.

– Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận: Đây là phương diện khác của sự tiếp cận, nó giúp cho NKT có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin cùng các dịch vụ của nó với những khoảng cách không rào cản tối thiểu.
Chẳng hạn một trang web tiếp cận cho người khiếm thị sẽ có kèm theo lời tường thuật về trang web, nó mô tả chi tiết các chế độ tiếp cận, bảng chỉ dẫn các phím tiếp cận…

– Hội họp và hội thảo tiếp cận: Hội họp và hội thảo được xem là nhu cầu cần thiết với tất cả mọi người.
Một cuộc hội họp hoặc hội thảo tiếp cận phải hội tụ được những yêu cầu sau: Di chuyển tiếp cận, nghe tiếp cận, nhìn tiếp cận…

Cơ sở pháp lý của dự án

Posted on Updated on


Nhận thấy nhu cầu tiếp cận các công trình của Người khuyết tật, năm 2002 Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 01/2002-BXD ban hành bộ Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng cho các đơn vị chủ quản, bao gồm các văn bản hướng dẫn với đầy đủ số liệu cụ thể trong xây dựng:

  • QCXDVN 01: 2002, Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
  • TCXDVN 264: 2002, Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

Văn bản được biên soạn căn cứ vào Pháp lệnh về người tàn tật:

Điều 26: “Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở, các công trình công cộng và thiết kế chế tạo các dụng cụ sinh hoạt, các phương tiện giao thông, liên lạc phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người tàn tật, trước hết là người tàn tật các dạng vận động, thị giác, đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành”.

Ngày 01/01/2011, Luật về Người khuyết tật chính thức có hiệu lực, trong Điều 2, khoản 8 có đề cập về vấn đề tiếp cận như sau:

Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.”

Để ứng dụng thực tiễn bộ luật, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD phối hợp với Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam thực hiện Dự án “Bản đồ tiếp cận cho Người khuyết tật nhằm tăng sự hoà nhập của Người khuyết tật với cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu hoà nhập chính đáng của Người khuyết tật.

Đối tượng nào cần “Tiếp Cận”?

Posted on Updated on


Bất kỳ người nào cũng cần “tiếp cận”. Nhưng khái niệm này thường dùng trong các văn bản nói về người khuyết tật (NKT) cùng quyền họ được tiếp cận đến các thực thể (thường là thông qua các phương tiện kĩ thuật trợ giúp). Bởi vì NKT có những đặc điểm riêng biệt mà không thể tiếp cận tất cả các thực thể một cách bình thường.

Trong dự án “Bản Đồ Tiếp Cận“, đối tượng được hưởng lợi là những đối tượng có hạn chế về vận động, bao gồm:

  1. Đối tượng nhắm đến là người khuyết tật vận động và phân thành 4 mức độ:
  • Mức độ 3: người đi xe lăn
  • Mức độ 2: người chống nạng
  • Mức độ 1: người có chân yếu
  • Mức độ 0: người không khuyết tật
  1. Người cao tuổi, người đi lại khó khăn và khách du lịch là người khuyết tật trong và ngoài nước và người cao tuổi.
  2. Những người lớn tuổi đi lại khó khăn, phụ huynh đẩy xe nôi

Trong đó, đối tượng số 1 và 2 là đối tượng hưởng lợi chính của dự án.

Công trình nào cần đảm bảo cho NKT tiếp cận?

Posted on Updated on


Theo quy chuẩn 2009 TCVN:2009 đã đề cập về phạm vi áp dụng

“…được áp dụng khi xây dựng mới hoặc cải tạo công trình dân dụng đảm bảo người khó khăn về vận động tiếp cận sử dụng:

CHÚ THÍCH:

  1. Công trình dân dụng trong tiêu chuẩn này bao gồm nhà ở và công trình công cộng (gọi tắt là công trình)
  2. Những khó khăn về vận động là những người dùng xe lăn, người dùng nạng, gậy chống, lồng chống, chân giả, người già, phụ nữ có con nhỏ đẩy xe nôi,… sau đây gọi tắt là người khuyến tật

Để hoàn thành dự án này, hơn 40 bạn TNV của dự án đã khảo sát tất cả các loại công trình bao gồm:

  1. Cơ quan, công trình trụ sở làm việc
  2. Công trình văn hoá
  3. Công trình thể thao
  4. Công trình thương mại
  5. Công trình khách sạn
  6. Công trình y tế
  7. Công trình giáo dục
  8. Công trình phục vụ giao thông
  9. Công trình dịch vụ công cộng
  10. Nhà ở (chung cư, nhà riêng lẻ)

Chi tiết các bạn xem trong tài liệu đính kèm nhé. Qui chuan XD 2009.