New Zealand P.3 – Bài học Tiếp Cận của Sân bay Auckland

Posted on Updated on


Kỳ 1 – Bài học tiếp Cận của khách sạn CQ, Wellington – New Zealand

Kỳ 2 – WC Công Cộng Exeloo

KỲ 3 – Sân bay Auckland

Sân bay Auckland là sân bay lớn nhất của New Zealand với hơn 13 triệu lượt hành khách (bao gồm 7 triệu lượt khách quốc tế và 6 triệu lượt khách nội địa) mỗi năm, và  số lượng này được trông đợi sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2025. Sân bay Auckland là một trong những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng nhất của New Zealand, cung cấp hàng ngàn công việc cho người dân trong khu vực và đóng góp khoảng 14 tỉ đô một năm cho nền kinh tế quốc gia.

Roy Robertson – Giám đốc đảm bảo sự hài lòng và chất lượng :”Hiện nay, sân bay Auckland giống hệt một thành phố lớn. Chúng tôi có hơn 350 hectares trong tay, với nhiều giao dịch đã diễn ra, từ khoang hành lý tới những nhà ga nội địa và quốc tế của chúng tôi.”

Steve Hardwick – Người viết bài về kỹ thuật: “Một sân bay rộng với hơn 14.000 nhân viên. Hàng năm sân bay sẽ đón tiếp khoảng 14 triệu lượt hành khách, còn hàng ngày có khoảng 100 người với những nhu cầu tiếp cận đặc biệt”.

Roy Robertson :”Sân bay Auckland quan tâm đến những trải nghiệm của hành khách, có kết hợp với một cuộc kiểm nghiệm gần đây về khuyết tật mà chúng tôi đã thực hiện. Chúng tôi quan sát hành khách bước xuống từ xe buýt. Rất dễ dàng để họ đặt chân lên đường đi, có những bàn điều hành tốt hơn để họ có thể thật sự trò chuyện với người người đại diện dịch vụ khách hàng.”

Steve Hardwick :”Chúng tôi có xe lăn để sẵn và những hãng máy bay hỗ trợ người khuyết tật, những nhà vệ sinh tiếp cận được, những vòi nước uống tiếp cận được, những người hỗ trợ đứng ở nhiều địa điểm cả ở những nhà ga quốc tế và nội địa, nhằm chăm sóc những người có nhu cầu đặc biệt”.

Một khách hàng nam :”Ngày hôm nay, tôi sử dụng một chiếc xe lăn mà bản thân tôi cảm thấy rất tiếp cận để di chuyển khắp sân bay Auckland. Tôi đã nhiều lần tới sân bay này và chưa bao giờ gặp khó khăn tại đây.”

Một khách hàng nữ :”Sân bay Auckland thật sự rất tuyệt vời. Họ luôn đưa tôi tới những vị trí chuẩn xác và tôi có thể di chuyển khắp nơi rất tốt”.

Roy Robertson :”Sân bay Auckland có trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo tất cả hành khách cảm thấy thoải mái khi đến sân bay, sử dụng phương tiện của chúng tôi và có thể có một trải nghiệm di chuyển dễ chịu”.

Steve Hardwick :”Điều này rất tốt cho việc kinh doanh, cho xã hội và cho đất nước. Thiết nghĩ, điều này cần phải trở thành một phần chuẩn mực của thiết kế và cách thức làm kinh doanh”.

Nguyễn Thanh Thanh lược dịch

New Zealand thể hiện quan điểm rất rõ ràng về hướng phát triển du lịch và đời sống tiện nghi, tóm tắt trong tài liệu của Be Accessible.

“Khách hàng cần tiếp cận” là một thị trường chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Họ chiếm 20% dân số chúng ta – tức là khoảng 1 tỷ người trên hành tinh này. Tuy nhiên, đối với nhóm người này, doanh nghiệp của bạn bị thử thách vì những rào cản tiếp cận họ. Bạn có biết là…

  • 750,000 nhân viên hiện tại sẽ có thể được hưởng những quyền lợi từ việc tiếp cận tốt hơn
  • 44%  người New Zealand trên 45 tuổi
  • 20% người New Zealand đã báo cáo tình trạng khuyết tật
  • Ở Úc, 25% dân số trên 45 tuổi – bao gồm 5.3 triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số (6-7x) đang chiếm 50% cư dân mạng.
  • Ở Mỹ, 70tr người trên 45 tuổi và đang sở hữu 77% tài sản của quốc gia

“Khách hàng cần tiếp cận” là những ai?

  • Một người suy giảm thị lực hoặc thính giác
  • Một người sử dụng xe lăn
  • Một người khuyết tật trí tuệ
  • Phụ huynh đẩy xe nôi
  • Một người cao tuổi

New Zealand đang xây dựng và học hỏi không ngừng để xoá bỏ những rào cản, giúp cho những công trình và doanh nghiệp dễ dàng được tiếp cận, tạo sự công bằng xã hội, tận dụng tối đa những lợi ích còn bị bỏ ngỏ. Be Accessible của New Zealand có rất nhiều bài học thú vị về công trình tiếp cận.

2 bình luận về “New Zealand P.3 – Bài học Tiếp Cận của Sân bay Auckland

    Anthony Nghia Luu said:
    Tháng Mười Hai 29, 2011 lúc 2:08 chiều

    Chào Bạn,
    xem kỹ lại là khúc Video về Sân bay Auckland Accessible đã vi phạm luật cũa NKT theo bộ luật American Disability Act rồi đó. Trong Video ỏ đoạn 1:09 đến 1:14 lúc Bà Cụ ngồi xe lăn đến lấy vé máy bay & CHECK IN ỏ vầy tiếp viên. 1)cái bàn o vầy tiếp viên cao qua cái cổ cũa bà cụ, và bà ta 0 thể nào nhìn thấy dc nguoi tiếp viên để bà có thể trình giấy tò để lấy vé máy bay hết. 2)O cái quầy tiếp viên đó phải có nhãn hiệu nhủ. Special Needs, or Special Assistant để NKT dc giúp… OK, thí vụ nhủ là, bà cụ ngồi xe lăn đó 0 có nguoi personal assistant đi theo để giúp cho bà ta. Thì làm sao bà cụ có thể nói chuyện và trình giấy tỏ vói nguoi tiếp viên ngồi o trong kia. Đó, cũng nhủ bạn đã thấy tiếp cận vỏi nhãn hiệu Xe Lăn o trong/truoc nhà vệ sinh, và đũ tiêu chuẫn đễ NKT vào dc thì OK. Còn cái bàn tiếp viên hành khách máy bay o Sân Bay nhủ thế là Phạm Luật cũa ADA & INTERNATIONAL Act.

    […] Kỳ 3 – Sân bay Auckland […]

Bình luận về bài viết này