Lịch sử xóa rào cản

Hành trình tiếp cận ở Nhật Bản

Posted on Updated on


Ở Nhật, khi nói đến người khuyết tật, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hội đồng người khuyết tật Nhật Bản (gọi tắt là DPI-Japan) vì những thành tựu mà tổ chức này đã đạt được trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho người khuyết tật.

Từ ngày mà DPI-Japan tiến hành cuộc diễu hành hàng năm về giao thông tiếp cận ở Tokyo vào năm 1999 tới nay, cuộc tuần hành này đã lan rộng hơn 30 thành phố khắp nước Nhật. Mỗi cuộc tuần hành đều có những hoạt động riêng, được tổ chức vào một ngày nhất định của mùa thu, bao gồm việc tổ chức biểu tình, gặp gỡ những viên chức giao thông địa phương, hội thảo, trao tặng giải thưởng cho các công ty giao thông, và phát tờ rơi ở những con đường chính.

Trong suốt những năm này, DPI Nhật đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tăng khả năng tiếp cận. Cụ thể:

1. Mở rộng những phương tiện giao thông không rào chắn, với sự chung tay của Bộ Giao thông Vận tải

Bộ tiến hành sửa chữa những luật lệ để khuyến khích những phương tiện trở nên dễ dàng tiếp cận đối với người khuyết tật. Đây là một phần của chiến dịch “không rào cản”. Mục tiêu là làm cho những trạm chờ dễ dàng tiếp cận đối với người khuyết tật hoặc người lớn tuổi và được hoàn thành vào năm 2010.

Cùng thời điểm, công bố dự án cài đặt những thang cuốn và thang máy ở 1900 trạm xe lửa trên cả nước. Ở Nhà ga JR Hachioji ở vùng ngoại ô của Tokyo, mỗi sân ga đều có một thang máy có thể sử dụng bởi người sử dụng xe lăn hoặc người lớn tuổi, những người mẹ với xe nôi, phụ nữ có thai và những người với hành lý cồng kềnh.

Vào thời điểm dự án được triển khai, chỉ có 990 nhà ga có trang bị thang cuốn và 480 có thang máy. Dự án bao gồm những nhà ga có hơn 5000 người sử dụng một ngày và cầu thang cao từ 5 mét trở lên. Dự án cũng nhằm cung cấp những phương tiện như máy bán vé tự động có thể sử dụng bởi những người khiếm thị, cổng bán vé rộng hơn để người dùng xe lăn có thể tiếp cận và nhà vệ sinh mà người khuyết tật có thể sử dụng dễ dàng.

Cổng bán vé tiếp cận
Cổng bán vé tiếp cận

Theo như Bộ Giao thông Vận tải, ngân quỹ cho dự án này là 1000 tỷ yên. Kinh phí sẽ được chia đều bởi chính phủ trung ương, chính phủ địa phương và các công ty đường sắt.

2. Hình thành tiêu chuẩn tiếp cận

Năm 2001, kết hợp với các tổ chức của người khuyết tật và người lớn tuổi, Bộ giao thông vận tải có kế hoạch đưa ra những chuẩn mực để đánh giá sự tiếp cận của những trạm xe lửa. Dựa trên chuẩn mực đó, Bộ sẽ khảo sát từng nhà ga để có những thiết kế không rào cản mang tính tiến bộ hơn.

Thật sự, Chính phủ đã đưa ra những đạo luật đảm bảo việc tiếp cận. Chẳng hạn như quy định những nhà ga xe lửa lớn, trạm xe buýt, bệnh viện và những tòa nhà chính phủ phải được xây dựng ko rào cản. Cần phải cung cấp những phương tiện phục vụ cho người khuyết tật và người già, gồm có thang máy, thang nâng, có những hướng dẫn dành cho người khiếm thị. Tuy nhiên, điểm thiếu sót của những đạo luật này là không yêu cầu sự tham gia của những người khuyết tật trong quá trình phát triển hay cải tạo. Do đó, dẫn đến có những cải tạo mà người khuyết tật vẫn không thể tiếp cận được.

Nguyễn Thanh Thanh

Hành trình tiếp cận ở Thái Lan

Posted on Updated on


Ở Thái Lan, người khuyết tật, cả trên phương diện cá nhân và tập thể, đã có nhiều nỗ lực để vượt qua những rào cản của xã hội và về mặt thể chất.

Cuộc vận động có tổ chức đặc biệt quan trọng của người khuyết tật bắt đầu vào năm 1983 và đã hình thành nên Hội đồng của người khuyết tật. Rất tiếc là trang web này chỉ có tiếng Thái.

Mục đích chính là khuyến khích người khuyết tật tập hợp lại với nhau và vận động chính quyền để có được nguồn tài nguyên phục vụ người khuyết tật. Từ đây, đã có những cuộc động viên của tổ chức này liên quan đến việc  xem xét lại những điều luật phân biệt đối với người khuyết tật. Những luật cho phép người khuyết tật có chứng minh nhân dân, bằng lái xe, quyền để bầu cử và được phép tham gia làm nhân viên chính phủ. Những cuộc vận động này cũng góp phần tạo áp lực lên chính phủ đề xuất điều luật Tăng tầm ảnh hưởng cho những người khuyết tật (có hiệu lực từ năm 1991).

Vào những năm gần đây, chính phủ Thái và Nhật đã kết hợp để thành lập một tổ chức:  Trung tâm phát triển châu Á – Thái Bình Dương về khuyết tật (APCD) vào năm 2002. Tuy nhiên, tổ chức này có ít vai trò trong những cuộc vận động về vấn đề tiếp cận.

Vào thập kỉ trước, những cuộc vận động bởi những tổ chức của người khuyết tật, đã cố gắng tạo ảnh hưởng lên những người  ra quyết định để tạo nên những điều luật có liên quan tới tiếp cận giáo dục và việc làm cho người khuyết tật. Một hành động gây nhiều tranh cãi là  ở Băng Cốc khi một nhóm người khiếm thị đã tự cột họ vào đường ray tàu hỏa mà người trưởng nhóm của cuộc biểu tình này định nghĩa là “một cuộc chiến chống lại sự bất công”.

Người dân Thái Lan biểu tình
Người dân Thái Lan biểu tình

Mặc dù những cách làm này có thể được xem như đã thất bại, do những nhóm người khiếm thị này bị bắt và yêu cầu của họ bị phớt lờ, nhưng những hành động dữ dội này đã gây được chú ý của giới truyền thông.

Khi người khuyết tật thấy khó khăn trong việc đấu tranh chống lại những rào cản xã hội và về mặt thể chất, họ sẽ tìm kiếm những cách thức mới. Có thể thấy rõ những chiến dịch được khởi đầu và vận động bởi người khuyết tật có khuynh hướng trực tiếp chống lại các đơn vị chính phủ. Một thập kỉ sau khi thông qua Quy địnhvề những phương tiện tiếp cận trong các tòa nhà công sở cho người khuyết tật vào năm 1999, việc tiếp cận với những phương tiện công cộng luôn được bao hàm trong các cuộc vận động của những nhóm người khuyết tật. Thêm vào đó, những yếu tố ngoại tác ví dụ như cuộc vận động về quyền con người đã ảnh hưởng tới nhận thức rõ ràng những vấn đề về người khuyết tật đều bắt nguồn từ những vấn đề về quyền con người. Điều này đặc biệt đúng trong những cuộc vận động địa phương. Ví dụ, vào năm 2004, những tổ chức tự chủ của người khuyết tật và những liên minh đã nỗ lực vận động chính phủ để áp dụng những biện pháp đo lường sự tiếp cận trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng dự án sân bay mới.

Xem xét tất cả những cuộc đấu tranh từ trước đến nay ở Thái Lan, chúng ta có thể nhận thấy một điểm yếu quan trọng. Đó là các cuộc vận động đều chỉ tập trung vào một nhóm người khuyết tật, chẳng hạn như người khiếm thị hay người bị khuyết tật về di chuyển… Điều này dẫn đến việc các cuộc đấu tranh chỉ quan tâm đến một lợi ích nhất định mà chưa quan tâm đến những yêu cầu chung. Với người khuyết tật về di chuyển, họ chỉ tập trung vào việc đấu tranh đòi hỏi sự hỗ trợ về phương tiện di chuyển. Do đó, các cuộc đấu tranh  còn mang tính tản mác và không có hiệu quả lan rộng.

Tuy nhiên,  mạng lưới các mối quan hệ vẫn góp phần quan trọng trong việc đạt được những thành tựu cao hơn. Chúng gián tiếp kết nối các cá nhân và các nhóm xã hội bị cô lập. Do đó, điều quan trọng là cần phải tìm cách thống nhất các nhóm để thực hiện những cuộc vận động có quy mô lớn hơn.

Nguyễn Thanh Thanh

(Lược dịch từ luận án Accessibility and Disability in the Built Environment: negotiating the public realm in Thailand – Antika Sawadsri)

Hành trình lịch sử Tiếp Cận

Posted on Updated on


Trong cuộc sống, mỗi người có một số phận khác nhau. Chúng ta hay than phiền tại sao có những người nhận được tất cả mọi thứ, trong khi có những người gần như không có gì. Tuy nhiên, sự bất công của cuộc sống góp phần đặt ra một câu hỏi: Vai trò của con người ở đâu trong việc thay đổi?

Đối với người khuyết tật, hành trình để đạt được một cuộc sống bình thường như bao người khác không hề đơn giản. Trải qua bao nhiêu năm, xã hội đã dần có những cái nhìn khác về người khuyết tật. Họ có đầy đủ quyền để sống, học tập và làm việc như tất cả những con người khác.

Hình ảnh có sức mạnh hơn ngàn lới nói. Những bức ảnh sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mà thế giới đã làm được cho người khuyết tật.

 Thông cáo của MSCOD - Hội đồng về khuyết tật của bang Minnesota
Thông cáo của MSCOD – Hội đồng về khuyết tật của bang Minnesota

THÔNG CÁO VI PHẠM VIỆC ĐỖ XE

BẠN ĐÃ ĐẬU XE:

– Tại không gian dành riêng cho những người khuyết tật.

– Ở lối tiếp cận được sử dụng bởi người khuyết tật.

– Chắn hướng tiếp cận tới lề đường sử dụng bởi người khuyết tật.”

Rõ ràng, người khuyết tật đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. Quyền lợi của họ được đảm bảo, bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo địa phương. Hội đồng về khuyết tật của bang Minnesota là một đơn vị tư vấn, cung cấp hỗ trợ kĩ thuật, hợp tác và hỗ trợ việc mở rộng cơ hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp đỡ người khuyết tật. Trang web: http://www.state.mn.us/portal/mn/jsp/home.do?agency=MSCOD

Message for Obama : I believe that you will "empower individuals with disabilities".Thông điệp dành cho tổng thống Barack Obama :”Tôi tin rằng ông sẽ có thể nâng cao quyền của những người khuyết tật”.

Design meets disabilityKhông phải chỉ là giao thông tiếp cận mà chúng ta còn phải quan tâm đến những sản phẩm chuyên dành cho người khuyết tật.

Để có thể có một cái nhìn toàn thể về những gì thế giới đã làm được cho người khuyết tật, bạn có thể tìm hiểu thêm ở đường dẫn sau:

http://www.dipity.com/tickr/Flickr_disabilities_accessibility/

Nguyễn Thanh Thanh