Xây dựng công trình tiếp cận

Toilet thông minh cho người khuyết tật

Posted on Updated on


Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học kỹ thuật Vienna cho biết, họ đã bắt tay vào sản xuất “Toilet thông minh” – một thiết kế theo công nghệ cao nhằm giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng, người khuyết tật hay người già.

 

Toilet thông minh cho người khuyết tật
Toilet thông minh cho người khuyết tật

Chúng có khả năng ước lượng kích thước của bạn, có chỗ vịn, có thể nâng cao hay hạ thấp chỗ ngồi và tự động xả nước. Các nhà khoa học dự định sẽ cho ra đời hai dòng sản phẩm: một là sử dụng “thẻ thông minh” để vào nhà vệ sinh và sau đó tự điều chỉnh tay vịn, loại nữa là sử dụng công nghệ nhận biết qua giọng nói.

Toilet thông minh cho người khuyết tật

(Ảnh minh hoạ)

Toilet thông minh sẽ ước lượng kích thước của người sử dụng khi bước vào cabin và điều chỉnh tay vịn cho hợp lý hay chỉnh độ cao chỗ ngồi thích hợp cho người ngồi trên xe lăn. Toilet thông minh biết được khi nào người đó sử dụng xong và tự động xả nước.

Một nhóm gồm 10 chuyên gia cùng với các nhà nghiên cứu về kỹ thuật phục hồi của trường đại học Vienna đã phát triển toilet thông minh và phát minh này đang chờ được cấp bằng sáng chế.

Họ cho biết, toilet thông minh đã được dùng thử nghiệm cho 35 bệnh nhân và có thể bắt đầu đưa vào sản xuất với quy mô hoàn chỉnh khoảng cuối năm nay.

Nguồn: Vietbao.vn

Thang máy dùng riêng cho người khuyết tật

Posted on Updated on


Thang máy dùng riêng cho người khuyết tật
Thang máy dùng riêng cho người khuyết tật

Việc đi lên đi xuống cầu thang trong một nhà cao tầng bằng thang bộ là một việc không mấy dễ chịu với một người, và là một nhiệm vụ bất khả thi đối với người khuyết tật phải dùng đến xe lăn. Nếu có thang máy, nó sẽ hỗ trợ được rất nhiều, nhưng ngược lại, khi điều kiện kinh tế không cho phép thì khác. Người khuyết thật phải bó mình với chiếc xe lăn và phải ở một tầng nhất định, còn nếu muốn di chuyển sang tầng khác thì cần phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người.

 

Thang máy dành riêng cho người khuyết tật có câu tạo đơn giản và dễ lắp ráp
Thang máy dành riêng cho người khuyết tật có câu tạo đơn giản và dễ lắp ráp 

Sớm nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty thang máy đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm đặc biệt là thang máy dành riêng cho người khuyết tật – Wheelchair lift.  Với thiết kế đơn giản, yêu cầu không gian lắp đặt nhỏ và đặc biệt là giá thành tương đối hợp lý.

Đặc biệt, thang máy này có thể lắp đặt cả trong nhà và ngoài trời, về mặt hố thang máy thì không yêu cầu gì phức tạp, mặt khác thời gian lắp đặt rất nhanh chóng.

 

Một vài ưu điểm của thang máy dành riêng cho người khuyết tật :

– Giá thành hợp lý: Giá thành thang máy loại thang máy dành riêng cho người khuyết tật rẻ hơn rất nhiều so với các loại thang máy thông thường.

– Dễ vận hành và an toàn khi sử dụng.

– Có cả thang máy thủy lực và thang máy sử dụng điện lưới thông thường để lựa chọn.

– Tính cơ động: Thang máy này có cấu tạo đơn giản nên việc di chuyển thang từ vị trí này sang vị trí khác cũng không có gì phức tạp.

– Dễ sửa chữa và bảo trì thang máy.

– Dễ tùy biến, linh hoạt trong thiết kế chế tạo.

Cầu thang cuốn dành riêng cho người khuyết tật

Posted on Updated on


Cách hoạt động

Mọi người sử dụng thang cuốn này y như kiểu thông thường. Tuy nhiên, khi người khuyết tật ngồi trên xe lăn cần sử dụng thang cuốn, họ có thể nhấn một cái nút để điều chỉnh ba bậc thang liền nhau cùng nâng lên ngang tầm tạo thành một mặt phẳng có thể đủ chỗ cho chiếc xe lăn lăn lên.

Một khi người và xe đã yên vị trên bậc thang đặc biệt này, thang cuốn sẽ di chuyển để đưa họ đến nơi. Khi người sử dụng rời khỏi thang cuốn, bậc thang đặc biệt sẽ chuyển đổi lại thành ba bậc thang bình thường. Sánchez cũng đã tính đến một hệ thống điều khiển từ xa dành cho những người khuyết tật không đủ khả năng nhấn chiếc nút điều chỉnh bậc thang đặc biệt. Mẫu thiết kế thang cuốn này cũng kết hợp chặt chẽ với các hệ thống tín hiệu ánh sáng và âm thanh để giúp người khiếm thính và khiếm thị có thể sử dụng dễ dàng. Thang cuốn có một hệ thống pin dự phòng để cung cấp điện trong trường hợp cúp điện bất ngờ. Vì thế người sử dụng được bảo đảm không bị treo lơ lửng mà sẽ luôn đến nơi an toàn.

Tiết kiệm điện và chi phí

Thang cuốn thông thường chỉ có thể di chuyển theo một hướng nên đòi hỏi phải lắp đặt một hệ thống bậc thang đi lên và một hệ thống đi xuống. Trong khi đó, mẫu thiết kế của Sánchez vận hành chỉ với một vòng quay khép kín, tương tự như băng tải hành lý ở phi trường nhưng theo một đường dốc. Nghĩa là có thể sử dụng cùng một thang cuốn để vận chuyển theo cả hai hướng. “Khó khăn chủ yếu về mặt kỹ thuật mà tôi phải vượt qua đó là tìm cách nào để làm cho cầu thang đổi hướng khi tới cuối đường dốc, nhưng cuối cùng tôi đã làm được,” Sánchez nói. Sánchez tính toán rằng với hệ thống thang cuốn này sẽ giúp tiết kiệm được đến 30% lượng điện sử dụng và 35% chi phí khác so với thang cuốn thông thường. Anh cho rằng mẫu thiết kế thang cuốn của mình hoàn toàn có thể thay thế một thang máy để phục vụ người khuyết tật với chi phí rẻ hơn và tiện lợi hơn. Nó cũng sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề đi lại ở những nơi có địa hình dốc nhưng không thể lắp đặt một thang máy.

Thang cuốn dành cho người khuyết tật
Thang cuốn dành cho người khuyết tật

Dự án chưa đưa vào hoạt động hiện vẫn đang tìm nhà đầu tư

Hiện tại tác giả đã được nhận giải thưởng cho luận án tốt nghiệp sáng tạo nhất ở ETSEIAT. Mẫu thiết kế cũng đã được cấp bằng sáng chế và đang chờ các nhà đầu tư tài trợ để phát triển loại thang cuốn độc đáo này. Ngày nay, chỉ tính riêng ở Tây Ban Nha đã có 3,5 triệu người khuyết tật và 5,6 triệu người gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang. Rất nhiều trường hợp khác cũng gặp khó khăn khi di chuyển với các xe hàng hóa, xe đẩy, cáng cứu thương, v.v… Nên thiết kế thang cuốn.

Hy vọng mẫu thang cuốn này sẽ được cộng đồng chào đón!

Thang máy như thế nào là tiếp cận?

Posted on Updated on


Ngày nay, thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong các công trình, tòa nhà cao ốc. Thang máy hỗ trợ con người rất nhiều trong việc lên xuống các tầng một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên thực tế thì không phải tất cả mọi người đều cảm nhận được lợi ích của thang máy, đặc biệt là đối với người già và người khuyết tật.

Vấn đề mà chúng ta thường thấy ở hầu hết thang máy hiện nay là:

–          Không gian thang máy khá nhỏ.

–          Cửa ra vào hẹp

–          Vị trí bảng điều khiển cao

–          Thời gian đóng mở cửa không đủ lâu

Để đảm bảo rằng người khuyết tật có thể sử dụng thuận tiện thì một số yếu tố nên cân nhắc trong thiết kế một cái thang máy:

  • Thiết kế chung

–          Thang máy nên phục vụ tất cả các tầng thường được sử dụng.

–          Thang máy nên được thiết kế có chiều rộng hơn là chiều dài

Thang máy như thế nào là tiếp cận?
Thiết kế chung của thang máy
  • Khoang thang máy

–          Không gian thang máy tốt thiểu cho phép một người ngồi xe lăn một mình là 1,00 m x 1,30 m. (hình 1)

–          Khoảng cách cửa mở không được nhỏ hơn 0,80 m.

–          Bên trong thang máy nên có tay vịn ở hai bên trái, phải và phía sau thang máy với chiều cao là từ 0,8 đến 0,85 m tính từ sàn nhà. 

Thang máy như thế nào là tiếp cận?
Khoang thang máy đạt tiêu chuẩn

Sự sai lệch tối đa có thể cho phép là 20 mm.

  • Bảng điều khiển

–          Bảng điều khiển có thể được đặt tại một trong những địa điểm thay thế thể hiện trong hình 3.

–          Để dễ dàng tiếp cận , bảng điều khiển nên được gắn từ 0,90 m đến 1,20 m từ sàn nhà (hình 2).

–          Nút điều khiển phải ở trong một vị trí dễ tiếp cận và được chiếu sáng. Đường kính của các nút không nên nhỏ hơn 20 mm.

–          Các chữ số trên các nút nên chạm nổi để dễ dàng nhận biết bằng tay.

Thang máy như thế nào là tiếp cận?
Bảng điều khiển được đặt vào vị trí phù hợp
  • Nút Gọi khẩn cấp

–          Để dễ dàng tiếp cận , các nút gọi nên được gắn từ 0,90 m đến 1,20 m tính từ sàn nhà (hình 4).

  • Nút chọn tầng

–          Chữ số nên được thiết kế để có thể nhận biết bằng xúc giác và đặt trên cả hai mặt của bảng lề cửa ở một độ cao xấp xỉ 1,50 m để giúp một hành khách khiếm thị nhận biết được bằng cách chạm.

Thang máy như thế nào là tiếp cận?
Nút chọn tầng vừa tầm
  • Cơ chế tự động mở cửa lại

–           Khoảng thời gian mở cửa không nên ít hơn năm giây.

–          Cơ chế tự động mở cửa lại cần phải có.

  • Tín hiệu nghe nhìn

–          Thang máy nên có tín hiệu báo ở mỗi tầng bằng chuông và đèn để cảnh báo khiếm thị và hành khách khiếm thính cùng một lúc.

Tham khảo từ “Quyền con người và phát triển” của Liên Hiệp Quốc

Hãy để người khuyết tật tiếp cận với công trình xây dựng

Posted on Updated on


Ở VN có khoảng 6,5 triệu người khuyết tật(năm 2005). Tuy nhiên, việc thiết kế công trình xây dựng để người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng chưa được quan tâm.

GS-TS Nguyễn Hữu Dũng, vụ trưởng Vụ Khoa học – công nghệ Bộ Xây dựng, cho biết:

– Phần lớn công trình mới xây dựng ở ta chưa quan tâm hoặc chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người khuyết tật. Đây chính là rào cản hạn chế người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, phát huy năng lực và những đóng góp của họ đối với xã hội. Trong khi đó, số người này chiếm tỉ lệ khá lớn so với tổng số dân: khoảng 8%, tương đương với 6,5 triệu người.

Từ thực tế đó, năm 1998 Chủ tịch nước đã ký ban hành pháp lệnh về người khuyết tật. Đến năm 2002, Bộ Xây dựng ban hành hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận, sử dụng. Luật Xây dựng ban hành năm 2004 cũng đề cập vấn đề này.

Cụ thể qui chuẩn này áp dụng đối với những công trình nào?

– Qui chuẩn áp dụng đối với việc xây dựng mới và cải tạo công trình công cộng, nhà ở, chung cư, đường và hè phố, đặc biệt là những công trình công cộng như nhà văn hóa, sân vận động, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà bảo tàng, trụ sở cơ quan, công trình giao thông… để người khuyết tật được tiếp cận, sử dụng. Dựa vào các qui chuẩn này, cơ quan chức năng xem xét thẩm định, cấp phép dự án xây dựng công trình mới, xem đó là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc.

Đảm bảo giao thông tiếp cận cho NKT
Đảm bảo giao thông tiếp cận cho NKT(Ảnh minh hoạ)

Các qui chuẩn của Bộ Xây dựng có hiệu lực gần ba năm qua nhưng dường như rất ít đơn vị thi công quan tâm?

– Bộ Xây dựng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các đơn vị trong ngành và các đơn vị liên quan tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng sau khi ban hành qui chuẩn. Hai năm qua cho thấy ý thức tiếp cận của các nhà quản lý xây dựng, nhà đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng đã được nâng lên. Ở các đô thị lớn, nhiều công trình công cộng mới được xây dựng đảm bảo các qui định. Có thể thấy điều này ở các sân vận động, nhà thi đấu phục vụ SEA Games 22, khách sạn, trụ sở hành chính, nhà văn hóa… Gần đây các đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành kiến trúc cũng bắt đầu chú ý đến các qui chuẩn.

Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều chủ đầu tư chưa quan tâm vấn đề này. Lý do chính là họ e ngại sẽ làm tăng giá thành xây dựng công trình. Những đơn vị này chưa ý thức công trình của mình phải được tiếp cận, sử dụng bởi nhiều đối tượng. Tôi xin nhấn mạnh công trình kiến trúc là phải cho mọi người, mọi đối tượng, kể cả những người khuyết tật, những người già cả mà hệ vận động thị giác, thính giác bị thoái hóa, khiếm khuyết. Các nhà tư vấn xây dựng, đặc biệt là các kiến trúc sư, chưa nghĩ rằng việc không chú ý những đường nét thiết kế làm nên không gian chức năng công trình đã vô tình tạo thành rào cản cho những người khuyết tật sử dụng, vốn đã chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Luật người khuyết tật

Có qui định, nhưng chưa có biện pháp chế tài nên các đơn vị thiết kế không quan tâm, còn các cơ quan thẩm định cũng cho qua?

– Ở ta hiện nay chưa ban hành các biện pháp chế tài nhưng nói như vậy không có nghĩa là muốn thực hiện hay không cũng được. Các văn bản qui định về kỹ thuật cần phải được tuân thủ trong quá trình thiết kế và xây dựng các công trình.

Tiến sĩ nghĩ gì khi một vấn đề mang tính xã hội như vậy nhưng lại ít được các đơn vị thiết kế quan tâm?

– Theo tôi, đây không chỉ là vấn đề mang tính nhân đạo mà còn là trách nhiệm xã hội và mang ý nghĩa kinh tế – xã hội cao cả. Thiết kế công trình không những để người khuyết tật có thể sử dụng, thụ hưởng các phúc lợi xã hội mà còn nhằm phát huy tiềm năng của họ đóng góp cho xã hội.

Nguồn: Tuổi Trẻ